Làng Thanh Thủy Thượng
Điểm Tin

Tiểu sử chùa Kim Sơn làng Thanh Thủy Thượng



TIỂU SỬ CHÙA KIM SƠN

Đến đầu thế kỷ XX, hệ thống đường sắt và đường Quốc lộ ngang qua làng Thanh Thủy Thượng đã hoàn thành. Trước đó, cư dân Thanh Thủy Thượng tập trung chủ yếu ở đường Bến, thuận tiện cho việc đồng áng, thì nay khu vực hai bên đường Quốc lộ được coi trọng, nhà cửa mọc lên ngày càng nhiều. Để phục vụ nguyện vọng tu học, ngày 25-11-1936, 31 đạo hữu đã đóng góp 27 đồng, mua sở đất của Phái Nhứt họ Phùng số hiệu đất Q 286 diện tích 5 sào hai thước hai tấc (25 are 60 m2 ) tọa lạc tại xứ Độn Sầm làng Thanh Thủy Thượng để xây dựng chùa .


Ba mươi mốt vị đạo hữu tiền sáng lập chùa Kim Sơn: 1. Lê Bá Huân 2.Lê Bá Chỉ  3.Lê Bá Điền  4.Nguyễn Thanh Kiểm  6.Nguyễn Diên Hào 7. Lê Viết Tuyên  8.Ngô Hữu Lan  9.Lê Diên Cảnh  10.Lê Diên Ninh  11.Nguyễn Thanh Tiếu  12.Nguyễn Thanh Châm  13.Phùng Hữu Chí  14.Ngô Hữu Khuê  15.Nguyễn Thanh Bản  16.Ngô Thị Ký  17.Lê Bá Sô  18.Ngô Hữu Vịnh  19.Ngô Hữu Thuật  19.Ngô Viết Theo  20. Ngô Viết Kiển  21.Lê Viết Tung  22.Ngô Lâm  23.Ngô Thị Lạc  24. Lê Viết Điền  25.Lê Viết Vỹ  26.Lê Viết Diên  27.Lê Bá Đề  28.Lê Bá Đạm  29.Trần Lang 30.Lê Viết Diếp  31.Ngô Hữu Tùy.

Chùa Kim Sơn đầu tiên được xây dựng bằng gạch, lợp ngói liệt gồm một căn hai chái. Sau khi xây dựng xong, các vị hội viên đã mời một vị bán thế xuất gia đến làm thủ tự. vị này tròn lùn mập như hột mít vì thế dân làng thường gọi là chùa Hột Mít. Chùa hoạt động từ năm 1937 đến 1946 thì bị chiến tranh tàn phá, ngôi chùa chỉ còn lại đống gạch vụn. Do sở đất bỏ hoang nên bị chiếm dụng chôn cất một số ngôi mộ và một người dân dựng nhà ở.

Đến năm 1966 Phật giáo Việt Nam đấu tranh chống chế độ Thiệu Kỳ, chính quyền địa phương không cho Khuôn hội và Gia Đình Phật Tử Thanh Quang sinh hoạt tại chùa làng nữa. Sau gần 10 năm sinh hoạt, số Hội viên Khuôn hội và Đoàn sinh GĐPT ngày càng phát triển. Trong tình hình khó khăn về cơ sở tu học  đòi hỏi Khuôn hội phải tìm nơi sinh hoạt mới. Ngày 31-12-1967 toàn thể 31 vị là những người Hội viên và thừa kế hội viên chùa Kim Sơn lập biên bản thuận định tự nguyện đem sở đất của chùa Kim Sơn trước đây cúng vĩnh viễn cho Khuôn Giáo hội Thanh Quang để lập chùa tu tập.


Sau một thời gian lo các thủ tục pháp lý, vận động đóng góp tiền bạc, ngày 15-4 Kỷ Dậu 1969 lễ Đặt đá xây dựng chùa Kim Sơn được tổ chức long trọng dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Mật Nguyện.

Bản vẽ thiết kế chùa Kim Sơn mới khá đồ sộ: ngôi chùa hai tầng, có tiền đường uy nghi,  trên nóc có những hoa văn nghệ thuật; điện Phật có sức chứa hơn trăm người. Thời kỳ này người dân và đạo hữu còn khó khăn về kinh tế, xây dựng một ngôi chùa cấp bốn còn không dễ dàng huống là xây dựng một ngôi chùa hai tầng. Để thực hiện được ngôi chùa mới, Ban vận động được thành lập gồm các đạo hữu: Bác Lê Viết Khuê, Lê Bá Lan, Lê Quý Giác, Ngô Hữu Khuê, Ngô Viết Trác, Lê Quý Dẫn, Lê Viết Nguyện, Lê Viết Hướng, Lê Viết Me, Lê Bá Tuyến, Lê Bá Tịnh, Nguyễn Thanh Huỳnh, Lê Viết Giá, Lê Viết Nghị (San)…

Để vận động bà con thiện nam tín nữ ở các tỉnh, Ban bảo trợ được thành lập gồm

Sài gòn: Phùng Hữu Hạt.

Đà Lạt: Ngô Viết Thủ, Lê Viết Khoan

Nha Trang: Ngô Lương, Ngô Châu, Bà Mỹ Kim

Kontum: Lê Thúc Mãn, Lê Bá Em

Ban Mê Thuộc: Lê Viết Lam

Quảng Ngãi: Phạm Thứ, Ngô Hai

Kiến Hòa: Phùng Mật

Đà Nẵng Nguyễn Diên Mỹ, Lê Bá Chìa, Lê Bá Giáo

Thành phố Huế: Lê Viết Bòng, Phạm Huấn


Trong giai đoạn này sinh hoạt GĐPT có khó khăn. Những anh chị lớn tuổi phải lên đường nhập ngũ (Lê Thúc Mãn, Lê Viết Dược, Lê Viết Lội, Phan Kinh, Phan Luyện..) Phùng Hữu Hạt vào Sài Gòn tham gia tổ chức Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, Bác Lê Quý Dẫn, Lê Viết Nguyện tập trung vào việc xây dựng chùa, không còn trực tiếp sinh hoạt với các em nữa. GĐPT giao lại cho những Huynh trưởng tập sự : Phan Đê, Ngô Văn Phố, Phạm Yên, Lê Bá Đoàn, Lê Thị Úy…Sau đó Phạm Yên, Lê Bá Đoàn phải nhập ngũ, Ngô Văn Phố vào học Sư phạm Quy Nhơn, Phan Đê nhận công tác mới, những  Huynh trưởng mới tiếp tục điều hành: Phùng Giáo, Nguyễn Diên Hóa, Lê Thị A, Lê Thị Hà, Lê Thị Cẩm, Lê Viết Sinh, Lê Bá Phong, Ngô Viết Quýt, Lê Bá Dũng, Lê Bá Bánh, Lê Bá Hát…

Sau một năm xây dựng, mùa hè năm 1970 chùa  đổ được bê tông sàn. Đó là một ngày tập trung toàn bộ Hội viên, Huynh trưởng GĐPT, ngoài ra có được sự chi viện hỗ trợ của hơn 30 đạo hữu ngoài khuôn hội tự nguyện tham gia. Khuôn hội lên kế hoạch cho ngày Thượng lương. Bác Lê Quý Dẫn, Lê Viết Nguyện đốc thúc Huynh trưởng hoàn tất hồ sơ xin công nhận chính thức GĐPT Kim Sơn.
Ngày Rằm tháng Bảy năm Canh Tuất (16-8-1970)  là một ngày trọng đại của Khuôn hội và GĐPT Kim Sơn:



Buổi sáng, khuôn hội Kim Sơn long trọng tổ chức lễ thượng lương dưới sự chứng minh của  Hòa thượng Thích Mật Nguyện. Sau đó là lễ Vu lan.


 Buổi chiều lúc 14 giờ, GĐPT Kim Sơn tổ chức lễ công nhận chính thức. Buổi lễ có sự tham dự chứng minh của Đại Đức Thích Lưu Huy. Chị Hoàng Thị Kim Cúc phó trưởng ban  Hướng dẫn GĐPT Thừa Thiên. Anh Huỳnh Văn Bổn Đại diện GĐPT huyện Hương Thủy và đại diện nhiều Gia Đình Phật tử  trong huyện tham dự.

Chị Hoàng Thị Kim Cúc đọc Quyết định số 021/HDTT ký ngày 12-8-1970 thừa nhận GĐPT Kim sơn chính thức kể từ ngày Rằm tháng Bảy năm Canh Tuất tức là ngày 16-8-1970 (PL 2514). Gia trưởng: Bác Nguyên Mãn Lê Viết Hướng. Liên đoàn trưởng Nguyên Thống Lê Quý Dẫn.

Buổi tối GĐPT Kim sơn đã tổ chức một đêm văn nghệ sân khấu đón chào các sự kiện quan trọng trên. Lần đầu tiên tổ chức văn nghệ sân khấu nhưng với sự giúp đỡ của anh Lê Bá Đạt hỗ trợ một bộ trống vì thế đã thành công viên mãn.


Ngày 23-8-1970 bác Lê Viết Hướng, Lê Quý Dẫn, Lê Viết Nguyện tổ chức buổi họp cơ cấu Ban Huynh trưởng:

Gia trưởng:   Nguyên Mãn Lê Viết Hướng.

Liên Đoàn trưởng nam:  Nguyên Tri Ngô Văn Phố.

Liên Đoàn trưởng nữ :  Lê Thị Úy .(Cuối năm 1970 Lê Thị Úy vào nhận công tác tại bệnh viện Quy Nhơn, Lê Thị Hà thay thế).

Thư ký: Nguyên Đạt Phùng Giáo. Thủ Quỹ: Nguyên Tổng Lê Thị Hà.

Đoàn Thiếu Nam: Nguyên Đức Nguyễn Diên Hóa (ĐT) Nguyên Việt Lê Viết Sinh (ĐP). Lê Bá Phong (ĐP).

Đoàn Thiếu nữ:  Nguyên Độ Lê Thị A (ĐT)

Đoàn Oanh Vũ nam: Nguyễn Thanh Tập (ĐT), Nguyên Tri Lê Bá Bánh (ĐP).

Đoàn Oanh vũ nữ  :Nguyên Tổng Lê Thị Hà. Nguyễn Thị Cẩm (ĐP)

Năm 1971 bác Lê Viết Hướng do bận công việc điều hành khuôn hội và xây dựng chùa nên bàn giao chức vụ Gia trưởng GĐPT Kim Sơn cho bác Lê Bá Cường

Mùa hè 1971 GĐPT Kim Sơn có 4 trại sinh tham dự trại Lộc Uyển tại chùa Từ Đàm: Lê Công Quang, Ngô Thị Tuyết, Nguyễn Thị Ánh, Lê Thị Thôi. Cuối khóa cả 4 đều đạt yêu cầu cao trong đó Nguyễn Thị Ánh đậu Thủ khoa.

Tháng 7-1971 Miền Vạn Hạnh tổ chức Liên trại huấn luyện Huynh trưởng A Dục, Huyền Trang, GĐPT Kim Sơn có 7 Huynh trưởng tham dự. Trại A Dục : Nguyễn Thanh Tập, Nguyễn Thanh Cường. Trại Huyền Trang có 5 Huynh trưởng tham dự : Ngô Văn Phố, Lê Viết Sinh, Nguyễn Diên Hóa, Phùng Giáo, Lê Thị Hà. Trong đó có huynh trưởng đỗ Á khoa.


Ngày 01-8 Tân Hợi (19-9-1971) Lễ An vị Kim thân Phật Tổ và chú đại hồng chung được tổ chức trọng thể dưới sự chứng minh của  Hòa thượng Thích Mật Nguyện và  Hòa thượng Thích Thiện Siêu. Kim thân Phật Thích Ca do đạo hữu Phùng Hữu Hạt vận động thiện nam tín hữu ở Sài Gòn chuyển ra. Lễ chú đại hồng chung diễn ra trước sân chùa với sự cúng dường hơn 8 tạ đồng đỏ, một số chỉ vàng diệp của đông đảo bà con đạo hữu trong và ngoài xã.

Buổi chiều, GĐPT Kim Sơn tổ chức kỷ niệm đệ nhất Chu niên có sự tham gia của Đại đức Chánh đại diện Phật giáo huyện Hương Thủy. Ban hướng dẫn GĐPT Thừa Thiên, Đại diện GĐPT huyện Hương Thủy và các Gia đình bạn. Đặc biệt có gian triển lãm trưng bày những sản phẩm thủ công từ vật liệu tre, lon bia được gia công rất nghệ thuật, thiếu nữ trình bày những tác phẩm thêu, đan. tranh ảnh…

Buổi tối có chương trình văn nghệ cúng dường Vu lan và kỷ niệm Đệ nhất chu niên.


Năm 1972 các huynh trưởng Lê Thị Hà xuất gia, Phùng Giáo, Nguyễn Diên Hóa tham gia tổ chức Thanh Niên phụng Sự Xã Hội, Lê Bá Phong, Lê Viết Sinh, Ngô Văn Hồng, Lê Bá Bánh nhập ngũ, Ngô Văn Phố chuyển vào Đà lạt công tác. Ban Huynh trưởng mới :

Gia trưởng: Lê Bá Cường.

Liên Đoàn trưởng nam:  Nguyên Xiễn Lê Viết Lội.

Liên Đoàn trưởng nữ :  Nguyễn Thị Cẩm

Thư ký: Lê Bá Hát.

Đoàn Thiếu Nam: Lê Bá Dũng, Lê Công Quang

Đoàn Thiếu nữ:  Nguyên Độ Lê Thị A (ĐT), Nguyễn Thị Ánh

Đoàn Oanh Vũ nam: Ngô Viết Quýt, Lê Bá Hát

Đoàn Oanh vũ nữ  : Nguyễn Thị Cẩm (ĐP), Ngô Thị Tuyết.



Năm 1975 quê hương hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, nhưng hoàn cảnh lúc này các bác Hội viên và GĐPT đến chùa tụng kinh vào các đêm rằm, mồng một. Khuôn trưởng: bác Lê Viết Hướng

Sau Đại hội Phật giáo lần thứ nhất tại Hà Nội năm 1981, GĐPT dần dần trở lại sinh hoạt.


Năm 1984 GĐPT Kim Sơn chính thức trở lại sinh hoạt với ban Huynh trưởng :

Gia trưởng: Lê Viết Nguyện.

Liên Đoàn trưởng nam:  Ngô Văn Phố

Liên Đoàn trưởng nữ :  Phạm Thị Thúy

Thư ký: Ngô Văn Hồng

Đoàn Thiếu Nam: Ngô Duy Linh

Đoàn Thiếu nữ:  Nguyễn Thị Nở

Đoàn Oanh Vũ nam: Lê Viết Thạnh

Đoàn Oanh vũ nữ  : Huỳnh Thị Quyên


Tháng 11- 1985 bác khuôn trưởng Lê Viết Hướng có công trong việc đại diện Phật tử chùa Kim Sơn khiếu nại việc một cán bộ tự động xây dựng nhà ở trong khuôn viên trước nhà tăng của chùa. Việc khiếu nại thành công, được Ủy ban Thanh tra thành phố Huế xem xét đình chỉ việc xây dựng trái phép.


Năm 1990 đạo hữu Phùng Hữu Hạt vận động được thiện nam tín nữ ở Sài gòn cúng dường tượng Phật Đà la ni. Trưởng Ban Hộ tự lúc này là bác Ngô Viết Giá cùng đạo hữu và GĐPT Kim Sơn, long trọng tổ chức lễ An vị vào ngày 18-9 Canh Ngọ (4-11-1990) được sự chứng minh của  Hòa thượng Thích Mật Hiển- Phó pháp chủ Phật giáo Việt Nam kiêm trưởng ban trị sự Giáo hội Phật Giáo Thừa Thiên- Huế và  Hòa thượng Thích Thiện Siêu, phó chủ tịch thường trực TU GHPG Việt Nam. Sau lễ An vị là lễ cúng dường Trai tăng.


Năm 1994 bác Lê Viết Nguyện qua đời. Huynh trưởng Ngô Văn Phố làm Đại diện GĐPT huyện Hương Thủy tạm thay Gia trưởng. Ngô Văn Hồng LĐT nam, Ngô Thị Lệ Phượng Thư ký, Nguyễn Thị Ái Hảo làm Đoàn trưởng Thiếu nữ, Phạm Thị Thúy – Đoàn trưởng Oanh vũ nữ, Ngô Duy Linh-đoàn trưởng Thiếu nam ĐP Ngô Văn Phẩm- Lê Viết Thạnh (Thắng) đoàn trưởng Ovnam, Lê Quý Thuật- Đ phó.

Tháng 9- 2000 bác Ngô Viết Giá qua đời, một số huynh trưởng nghỉ sinh hoạt.

Năm 2001 Ban Hộ tự mới được thành lập, trưởng ban: bác Hồ Láo. Năm 2002 ban huynh trưởng GĐPT Kim Sơn:

Gia trưởng: Ngô Văn Hứa.

Liên Đoàn trưởng nam:  Lê Viết Thêm.

Thư ký: Ngô Thị Thảo.

Đoàn Thiếu Nam: Ngô Văn Phẩm (ĐT) Lê Quý Thuật (ĐP)

Đoàn Thiếu nữ:  Trần Thị Lệ Huyền

Đoàn Oanh Vũ nam: Ngô Thị Thảo (ĐT),Lê Thị Minh Hóa (TQ+ĐP)

Đoàn Oanh vũ nữ  : Phạm Thị Hiếu Hạnh (ĐT).Lê Thị Hiếu Hạnh (ĐP).

Năm 2005 Thượng tọa Thích Giác Mãn được tỉnh Giáo hội cử về làm trụ trì chùa Kim Sơn.

Ngày 9-10 tháng 7 Al (2008) đạo hữu Phùng Hữu Hạt từ Sài Gòn về cùng ba GĐPT Nam Sơn, Kim Sơn, Phú Cát tổ chức Hiệp kỵ, mời 100 chư Tăng, Ni về tại chùa Kim Sơn dự trai tăng và làm lễ Dâng Y. Buổi lễ được sự chứng minh của hòa thượng Giác Quang và  hòa thượng Khế Chơn.


Sau đó có một số huynh trưởng nghỉ sinh hoạt, ban huynh trưởng có sự điều chỉnh :

Gia trưởng: Ngô Văn Hứa.

Thư ký: Lê Thị Hiếu Hạnh.

Đoàn Thiếu Nam: Lê Quý Sơn

Đoàn Thiếu nữ:  Lê Thị Hiếu Hạnh (ĐT) Ngô Thị Ngọc Anh (ĐP)

Đoàn Oanh Vũ nam: Phạm Quốc Huy

Đoàn Oanh vũ nữ  Lê Thị Mỹ Nhung (ĐT) Lê Thị Phương Nhung (ĐP).

Năm 2012 Ban Hộ tự mới được Giáo hội Thị xã Hương Thủy bổ nhiệm:

Trưởng ban: Nguyên Xiễn Lê Viết Lội

Phó ban      : Chơn Nguyên Ngô Lòn

Thư ký        ; Ngô Viết Hoàng.

Thủ quỹ      ; Nguyên Độ Lê Thị A.

Kiểm soát    ; Quảng Can Lê Viết Mít (2012-2014)

Nguyên Phú Ngô Văn Hồng (Từ 01.04 Ất Mùi-)

Từ khi Ban hộ tự mới thành lập đến nay đã vận động xây dựng nhiều công trình:

Thay mới ngói toàn bộ mái chùa. Gia đình cố đạo hữu Nguyên Thống Lê Quý Dẫn phát tâm sơn lại ngôi chùa. Đạo hữu Nguyên Thể Lê Thị Tâm phát tâm xây dựng điện Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Đạo tràng xây dựng chỉnh trang khuôn viên sau lưng tượng Dược Sư. Trung tu lại nhà Đoàn quán.

Trước đây những lúc gặp khó khăn, bác Lê Quý Dẫn và Lê Viết Nguyện thường động viên các bác và các em : Đất Kim Sơn khô cằn sỏi đá, rất khó gieo hạt bồ đề, nhưng khi đã gieo mầm được rồi thì sẽ có quả tốt. Đúng vậy, qua hơn 50 năm gieo trồng từ đất Thanh Quang (1959) đến đất Kim Sơn đã có những trái ngọt cho Đạo và Đời:

Với Đạo: đã có hơn 10 huynh trưởng, đoàn sinh xuất gia:

HT Lê Thị Hà nay là Ni sư Như Đoan trú trì chùa A Dục Vương.

ĐS Lê Quang Minh là Tỳ kheo Thông Lý trú trì chùa ở Đồng Xoài

HT Nguyễn Thị Cẩm là Ni sư  Minh Giác trú trì chùa An Cựu tây.

HT Phạm Thị Hoa là Ni sư Diệu Chiếu tri sự chùa Hoa Nghiêm

ĐS Lê Viết Tiếp là Tỳ kheo Thích Chơn Thông đang ở Mỹ.

ĐS Ngô Văn Bình là Tỳ kheo Thích Hồng Sơn trú trì chùa Điền Lộc.

ĐS Nguyễn Thị Xuân là Sư cô Tịnh Thảo chùa Tuệ Quang- Đalat.

ĐS Ngô Quang Thi là Đại đức Thích Chơn Nguyên chùa Pháp Quang.

ĐS Lê Thị Nguyệt Lê là sư cô Tuệ nghiêm chùa Phước Vân- Huế.

ĐS Lê Bảo Thịnh là Đại Đức  Thích Huyền Minh chùa Nam Sơn.

ĐS Lê Thị Nga xuất gia tại chùa Diệu Viên.

Với Đời : những huynh trưởng , đoàn sinh tham gia lãnh vực nào trong xã hội đều được trân trọng vì có năng lực và đạo đức.

Với tâm niệm chúng ta đến chùa chỉ có mục đích cao nhất là TU HỌC thì chắc rằng mọi gian khó sẽ vượt qua, những hoa sen sẽ nở.



Biên tập:    Nguyên Tri NGÔ VĂN PHỐ, Nguyên Xiễn LÊ VIẾT LỘI.

Với sự tham gia góp ý của: Nguyên Đạt Phùng Giáo, Nguyên Đức Nguyễn Diên Hóa, Nguyên Độ Lê Thị A, Nguyên Phú Ngô Văn Hồng.




  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 Comments:

Post a Comment

Item Reviewed: Tiểu sử chùa Kim Sơn làng Thanh Thủy Thượng Rating: 5 Reviewed By: Thanh Thủy Thượng