GHPGVN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN HỘ TỰ.NPĐ KIM SƠN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số 01/BC- BHT. -----------------0-----------------
PL 2558 Thủy Dương, ngày 25.11.2014
BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC PHẬT SỰ NĂM 2014
NIỆM PHẬT ĐƯỜNG KIM SƠN.
Trong năm 2014 được sự hướng dẫn của Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Thị Xã, sự nhiệt tình của Đạo hữu trong Niệm Phật Đường và sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, Niệm Phật Đường Kim Sơn đã tổ chức thực hiện một số công tác Phật sự như sau :
1. Tu học
+ Động viên khuyến khích đạo hữu tham gia đạo tràng Bát quan trai tại chùa Nam Sơn được 7 vị chuyên tu hàng tháng.
+ Hàng tháng vào các tối 14, 15, 30 và mồng một, đạo hữu tập trung tại chùa để làm lễ từ 19 giờ đến 19 giờ 30 theo lịch phân công của Thượng Tọa trú trì.
+ Tham gia thọ Thập thiện giới tại Đại giới đàn Liễu Quán : 8 vị.
+ Vào các ngày đại lễ : Xuất gia, Thành đạo, Đản sanh của Đức Từ Phụ đều có tổ chức Đạo tràng niệm Phật suốt một tuần trước ngày đại lễ:
Đầu năm : tụng kinh Cầu an Dược Sư.
Lễ Đản sanh : tụng kinh Pháp hoa.
Lễ Vu lan : tụng kinh Mục Liên Sám và Báo Ân cha mẹ.
Đặc biệt đại lễ Phật đản có làm lễ đài để cúng dường.
+ Tham gia lớp học Phật pháp và bồi dưỡng nghiệp vụ do Giáo hội tổ chức: được 10 vị
2. Xây Dựng
+ Xây tiếp bức tường phía sau tượng ngài Dược Sư để che các công trình phụ phía nhà dân.
+ Xây tường quanh gốc cây Bồ đề để tạo vẽ mĩ quan và làm nơi sinh hoạt cho đạo tràng những đêm trời nắng ráo.
3. Tổ chức Gia Đình Phật Tử
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay (2012), GĐPT tự chủ động riêng, không sinh hoạt, không tham gia với đạo tràng kể cả những ngày lễ lớn như Phật Đản, Vu lan. Từ đầu tháng 11.2014 đến nay không thấy GĐPT sinh hoạt vào các buổi chiều chủ nhật hàng tuần.
4. Công tác Từ thiện
+ Được sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, Niệm Phật đường Kim Sơn tổ chức được 3 đợt phát quà từ thiện với hơn 230 suất quà trị giá 26.000.000 đồng cho các đối tượng neo đơn, tàn tật, có hoàn cảnh khó khăn vào những dịp như sau :
* Đợt Cầu an đầu năm : 70 suất gạo tiền, 11 suất áo lạnh.
* Lễ Phật Đản : 60 suất gạo.
* Lễ Vu Lan : 90 suất gạo
+ Tổ chức cúng dường mùa An cư tiến hành 2 đợt :
Ngày 15.4 Giáp Ngọ: cúng dường 10 chùa, tịnh thất vùng núi : Chùa An Tây, Minh Đức, Bằng Cư, Bãng Lãng, Cấp Cô Độc, Từ Hàng, Định Huệ, Hòa Lương…
Ngày 17.5 Giáp Ngọ:.: cúng dường 10 chùa vùng biển và một số chùa tại Quảng Trị: Điền Lộc, Điền Môn, Bác Vọng, Phước Phú…
+ Nhân dịp lế Vu Lan, Ban Hộ Tự đã tổ chức cho Đạo hữu đi hành hương và làm lễ Cầu siêu tại Nghĩa trang Liệt sĩ phường Thủy Dương, thăm nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn, Cỗ thành Quảng Trị, và tượng đài Địa Tạng tại quận Hải Lăng- Quảng Trị vào ngày 13.7 Giáp Ngọ.
+ Ngoài ra còn tham gia lễ Cầu siêu cho các hương linh vô chủ do UBND phường Thủy Dương quy tập vào 3 đêm 22,23,24 - 8 Giáp Ngọ: tại nghĩa trang Thủy Dương. Đồng thời Đạo tràng tham gia các lễ Cầu an đầu năm, Cầu siêu húy nhật và các đám tang cho gia đình đạo hữu hay bà con trong phường khi có nhu cầu.
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ NĂM 2015:
1. Tu học
+Để tạo hướng phát triển, đồng thời có lớp Phật tử kế cận sau này, Ban Hộ tự dự kiến sẽ tổ chức tu học Phật pháp cho các em thanh thiếu niên là con em của đạo hữu do điều kiện trụ cột kinh tế gia đình không thể tham gia thường xuyên được. Ban Hộ tự có kế hoạch bắt đầu từ tháng 11 Giáp Ngọ sẽ tổ chức cho các em đến chùa và hướng dẫn tu học Phật pháp vào các đêm 14, 15, 30 và mồng một hàng tháng để các em làm quen cách sinh hoạt, tụng kinh niệm Phật.
+ Tổ chức Quy y cho một Phật tử và đạo hữu trên địa bàn.
2. Xây Dựng
Phấn đấu hoàn thành việc lắp đặt cổng sắt và đúc bê tông phần còn lại của khuôn viên điện Dược Sư.
3. Từ Thiện
Tiếp tục vận động các vị mạnh thường quân, các nhà hảo tâm ủng hộ để có những phần quà tặng các trường hợp khó khăn trong các dịp Đại lễ.
Trên đây là một số thành quả Phật sự đạt được trong năm 2014 và dự kiến phương hướng hoạt động trong năm 2015 của NPĐ Kim Sơn. Được thành quả này là nhờ sự cộng tác tích cực của đạo hữu và sự tận tình giúp đỡ về tịnh tài, tịnh vật của các nhà hảo tâm mà tiêu biểu là gia đình cố đạo hữu Lê Quý Dẫn pháp danh Nguyên Thống, nguyên Liên Đoàn trưởng GĐPT Thanh Quang- Kim Sơn.
Ban Hộ tự kính mong tiếp tục nhận được sự hướng dẫn của Ban Tri sự GHPG Thị xã Hương Thủy, sự ủng hộ của các nhà hảo tâm , sự hợp tác tích cực của đạo hữu trong NPĐ để các Phật sự trong năm 2015 có nhiều thành quả hơn nữa.
Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát.
Thay mặt Ban Hộ Tự Niệm Phật Đường Kim Sơn
Trưởng ban
Nguyên Xiễn Lê Viết Lội
Nơi nhận:
- BTS GHPGVN Thị Xã Hương Thủy.
- Thượng tọa trú trì chuà Kim sơn: kính tường
- Lưu .
CHỘ
Chuyến tàu từ Đà Nẳng ra đến ga Truồi bị trễ hơn nữa giờ. Hàng tuần vào sáng thứ bảy, dạy hết tiết cuối những giáo viên ở Huế về dạy trường Lộc Điền đều nhanh chóng ra ga đón tàu trở về nhà, Phải hơn mười hai giờ tàu mới ì ạch bò vào ga. Chúng tôi nhanh chóng lên tàu tìm chỗ đứng. Đây là phương tiện phù hợp nhất đối với túi tiền của những giáo viên dạy xa nhà như chúng tôi.
Tàu dừng ở ga Hương Thủy, tôi vội chào bạn bè nhanh chóng rời tàu. Nhà tôi ở giữa ga Hượng Thủy và ga An Cựu. Lên đến ga An Cựu thì phải đi trở về, nhưng tiền vé tàu thì bị tăng lên. Thôi thì xuống ga Hương Thủy rồi đi bộ lên cũng được.
Vào sân ga, một người đắp y vàng nổi bật giữa đám đông . Thì ra sư Huyền Không ở Lăng Cô đi cùng một chuyến tàu, tôi vội vã đến chào. Sư mĩm cười nhìn tôi, hai thầy trò rời khỏi sân ga. Ra đến đường quốc lộ, tôi cố ý đợi xe lam để cùng thầy lên nhà. Thầy bảo :
- Đi bộ một đoạn, thầy ghé thăm một người bạn.
Trước khi xuất gia, Sư là đàn anh của tôi trong tổ chức Gia Đình Phật tử, anh sinh hoạt ở Gia đình Phật Tử Dạ Lê Thượng, còn tôi sinh hoạt ở GĐPT Kim Sơn. Chúng tôi đã ngưỡng mộ anh từ lúc anh còn là một thiếu niên. Lúc tôi mới mặc áo Lam thì anh đã mang trên vai bậc Trung thiện - lúc bấy giờ đoàn sinh trúng cách bậc Trung thiện của Gia Đình Phật Tử ở Huế chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cùng vào học trường Sư phạm Quy Nhơn, anh học trên tôi hai khóa. Khi ra trường anh lên dạy ở Tây nguyên, tôi ra tận Quảng Trị.
Mùa hè năm bảy mốt, chúng tôi lên tạm trú ở vùng Trường Bia nên gặp nhau luôn. Một buổi chiều, Dưỡng, Tiến , The, tôi cùng anh ngồi nhậu. Dưỡng xách về một chai rượu Gin , tôi về nhà ông cậu mua mấy chục hột vịt lộn. Người ta uống rượu Gin phải pha thêm sô đa vì có nồng độ cồn đến 70 độ, chúng tôi cứ để vậy mà uống. Sau bữa nhậu, chỉ có anh và Dưỡng là không bị gì, còn mấy đứa chúng tôi bò lăn ra mà nôn. Đó cũng là lần chia tay với anh trước khi anh lên chùa Từ Quang xuất gia.
Hai thầy trò đi bên nhau, chẳng ai nói điều gì. Bước chân của Sư thanh thản, uy nghi. Bất giác tôi nhớ bài thơ xưa :
“Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du.
Kỳ vi sinh tử sự.
Giáo hóa độ xuân thu.”
Một hình ảnh quá đẹp khắc họa một vị Tỳ kheo với nhất bát, tam y một mình trên con đường vạn dặm, khất thực hàng nghìn nhà, vô sự chuyện sinh tử để giáo hóa độ chúng sanh.
Qua khỏi cầu Vực, chúng tôi vào nhà sát bên đường. Một người dong dõng cao ra đón chúng tôi. Sư giới thiệu:
- Đây là anh Bá.
Tôi nhìn kỷ người bạn của Sư, người đâu mà giống Đạt Ma Sư Tổ đến lạ. Khuôn mặt có hốc mắt sâu. Bộ râu quai nón. Đặc biệt người thì ốm nhưng có đôi mắt sáng.
Sư và anh Bá từ tốn nói chuyện. Khoảng nữa giờ, chúng tôi chia tay.
Trên đường đi, Sư kể chuyện về anh Bá: Anh Bá học Sư phạm Quy Nhơn khóa I. Anh có tâm tầm sư học Đạo từ nhỏ. Khi ra trường, đi dạy học có bao nhiêu tiền lương đều đem về cho mẹ, còn anh ở trong chùa. Vì là con trai độc nhất, anh phải vâng lời mẹ lấy vợ nối dõi tông đường. Tuy có gia đình nhưng anh vẫn tinh tấn tu học. Pháp môn anh thích nhất là Thiền học. Người dẫn dắt anh đi vào Thiền môn là anh Định, một thành viên của hội Pháp Hoa ở đường Chi Lăng. Khi anh Bá đến tham vấn thì anh Định hỏi:
- Đâu là anh Bá.
Một công án thường gặp trong thiền học. Anh Bá không trả lời được, về nhà tập trung quán xét hơn mấy tháng. Một hôm, bỗng nhiên anh tìm ra đáp án. Anh vội vã lấy xe chạy lên nhà anh Định. Người nhà cho biết anh Định vừa lên bến xe để vào Đà Nẵng. Anh Bá vội vã chạy ra bến xe Đông Ba, xe anh Định mới rời bến. Anh Bá nhảy lên một chiếc xe khác đuổi theo. Hai xe gặp nhau tại bến xe Đà Nẵng. Anh Bá đến gặp anh Định nói kiến giải của mình. Anh Định mĩm cười khẽ gật đầu, nhưng lại nói thêm:
- Mới vào được tới cửa.
Anh Bá lại lên xe trở về Huế cho kịp dạy buổi chiều.
Qua khỏi chợ Dạ Lê, tôi theo Sư vào nhà. Mẹ Sư đang còn bán cau trầu ngoài chợ. Anh Nam không biết đi đâu quanh xóm. Uống tách nước xong, tôi xin phép Sư lên nhà mình.
Như một duyên kỳ ngộ, tôi được Sở Giáo Dục cho thuyên chuyển lên phòng Giáo Dục Hương Thủy , được phân công về dạy tại trường Thủy Phương 2, công tác cùng trường với anh Bá. Tôi và anh Bá trở thành đôi bạn thân thiết trong công tác, mà nhất là trong Đạo. Chúng tôi thường trao đổi những kiến giải về Đạo. Tôi thường bị anh Bá đặt nhiều câu hỏi, anh dồn tôi đến lúc không trả lời được mới thôi.
Một hôm anh hỏi :
- Hạnh nguyện của Huynh trưởng là gì?
Tôi nói theo sách vở:
- Tự giác và giác tha…
Anh à một tiếng rõ to rồi nói:
- Đó là độ mình và độ người. Nhưng làm sao để độ? Lấy tâm chúng sanh để độ chúng sanh thi không những không độ được mà lại làm cho cái Ngã của chúng sanh đó phồng to hơn.
Thấy tôi không trả lời được, anh nói tiếp :
- Việc độ chúng sanh là việc của Mười Phương, muốn độ mình, độ người thì phải ở trong Mười Phương mới làm được…
Anh Bá sống gương mẫu ở nhiều mặt, chỉ một điểm tôi có ý kiến là anh chị sinh nhiều con quá. Tôi nói với anh điều này thì anh cười xòa :
- Do bà vợ tui mau mắn quá. Lâu lâu tui mới đụng chân giừơng một lần thì bà lại mang bầu.
Cháu Mọi - con trai đầu của anh Bá sinh một năm với con gái đầu của tôi, nhưng khi tôi có ba con thì anh đã có sáu con. Anh còn đùa:
- Tôi đặt tên các cháu là Mọi , Ý, Tận, Cùng, Bằng, Số, Một, Hai, Ba…
Một lần đầu năm về nhà chúc Tết, tôi có làm một bài thơ để tặng anh :
“Cây bàng trước ngõ vẫn trỗ bông,
Hay vẫn đong đưa dưới nắng hồng,
Mùa xuân chắc hẵn còn ra lá?
Mọi - Ý- Tận – Cùng vẫn là Không?”
Cũng hay là đến cháu thứ sáu thì anh chị ngưng hẵn chứ còn tiếp tục sinh thì chắc vất vả lắm. Lương giáo viên trong giai đoạn này quá thấp. Vợ chồng tôi lo cho ba đứa con mà còn khó, huống gì là nhiều con như anh.
Vất vả là thế nhưng anh rất chăm ngồi thiền. Đôi mắt của anh ngày càng sáng quắc. Nguồn nội lực ngày càng sung mãn. Một hôm vui chuyện, tôi hỏi anh nói gì mà anh Định gật đầu?. Anh Bá đọc cho tôi nghe bài thơ CHỘ:
“Một cành thông bóng đổ một cành thông,
Dưới thung lũng nước soi ngàn mây trắng.
Bao ý nghĩ đua nhau tìm sự sống,
Bỗng một hôm tàn lụi dưới trăng vàng.”
Cuối năm Quý Tỵ - 2014
Nguyên Tri NGÔ VĂN PHỐ
0 Comments:
Post a Comment